Áp lực của một Marketer


Trong bất cứ ngành nghề nào, bên cạnh đỉnh vinh quang hay vực sâu nước mắt thì áp lực là một điều sẽ khiến bạn thành công hay thất bại.
Marketing cũng không phải ngoại lệ. Thậm chí lĩnh vực này còn khắc nghiệt hơn đến nỗi nó sẽ khiến bạn phải thật sự kỹ lưỡng, đắn đo suy nghĩ trước khi quyết định dấn thân và gắn bó với môi trường này.
Điều đầu tiên, cũng là tiên quyết chính là SỰ SÁNG TẠO. Dù biết rằng sự thành công luôn luôn bao gồm nhiều yếu tố, nhưng gần như SỰ SÁNG TẠO đã trở thành đặc tính được nhắc đến nhiều nhất trong nghề Marketing.
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã từng phát biểu một câu trong một chương trình truyền hình thực tế rằng: “Trong một môi trường có nhiều ý tưởng thì cái không ý tưởng trở nên đặc biệt“. Chính các Marketer luôn đặt mình trong trạng thái áp lực vì thiếu ý tưởng mới. Họ ra sức sáng tạo, “bay” với trí tưởng tượng của bản thân để rồi sau đó nhiều khi chính mình lại “kết liễu” những ý tưởng đó để thay thế bằng ý tưởng khác: mới hơn, lạ hơn, độc đáo hơn. Đó là vậy, chính óc sáng tạo lại chính là thứ vô cùng khắc khe trong ngành này dường như đã cản bước rất nhiều bạn trẻ trước khi thật sự dấn thân vào.
Tiếp theo, một phần áp lực mà một người làm Marketing phải gánh chịu đó chính là những phàn nàn, đòi hỏi từ khách hàng. Đặc biệt là các YÊU CẦU KHẮC KHE của các client đối với agency sẽ khiến bạn từ mệt mỏi, chán nản đển cả phải bực mình, khó chịu.  Đơn cử một ví dụ trong một bài viết vui về “7 điều chớ nên hỏi với Designer” đã chỉ ra một cách hóm hỉnh mà rất thật về những vấn đề này:


Anh có thể làm cho nó nổi hơn được không?”. “À, lại cái câu “ làm nó trông “nổi” hơn”. Câu cửa miệng của khách hàng. Cơ bản là câu này cũng giống như “phóng lớn logo to một tí”. Điều này chẳng giúp làm bản thiết kế tốt hơn, chỉ đơn giản là khách hàng muốn nó sáng hơn 1 chút, đặc biệt là loại khách hàng đồng bóng.
Cuối cùng, khi nền kinh tế tụt dốc, khách hàng kiểm soát túi tiền của mình chặt chẽ hơn, trong khi đó các doanh nghiệp lại càng cố gắng hạn chế các CHI PHÍ nhằm nỗ lực đảm bảo sự gia tăng lợi nhuận. Và, Marketing thông thường lại được xem như một khoản chi tiêu cần bị cắt giảm trong những thời điểm như thế này. Nó luôn là nạn nhân của thời kỳ khủng hoảng.

Vì thế, những kế hoạch quảng bá được đề ra luôn bị bó hẹp trong vòng tròn tài chính. Tất cả mọi việc của phòng Marketing luôn bị chi phối bởi phòng tài chính, và xét đến cùng thì người làm Marketing luôn phải gánh chịu những áp lực đó khi không thể “bung tỏa” thỏa sức trong một môi trường mà khi một đằng đang phải suy nghĩ ý tưởng cho một chiến dịch thì đằng khác lại phải nghĩ xem nó có hợp lý với kinh phí đã dự trù hay không.
Tóm lại, dù có bất kỳ trở ngại nào thì khi làm Marketing hay bất cứ ngành nghề nào khác thì việc kiên trì trong công việc sẽ quyết định ai là người thành công. Mặc dù có gặp áp lực từ khách hàng, doanh nghiệp hay chính nội tại bản thân mình thì bạn phải luôn biết linh hoạt và biết cách điều chỉnh các quyết định của mình để có thể giải tỏa được các khó khăn gặp phải.
Theo marketervietnam


Comments

Popular Posts